Onpage SEO là gì? Có lẽ khi bắt tay vào dự án hay dịch vụ SEO chúng ta đều trải qua quá trình SEO Onpage. Tuy nhiên, vẫn nhiều thắc mắc xung quanh SEO Onpage là gì và SEO Onpage như thế nào? Hãy cùng Danhnguyen.info lướt qua bài viết sau đây nhé
SEO Onpage là gì
SEO Onpage (SEO trên trang) liên quan đến một tập hợp các phương pháp tối ưu hóa trang web được áp dụng để cải thiện thứ hạng của chúng trên trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Để đạt được kết quả tốt nhất trong SEO, bạn cần tối ưu hóa cả SEO Onpage lẫn SEO Offpage. Nhưng, có lẽ SEO Onpage có vẻ quan trọng hơn SEO Offpage vì những lý do sau đây:
- SEO Onpage nói ngôn ngữ của máy tìm kiếm:
Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng thực sự thì SEO Onpage là thứ mà máy tìm
kiếm Google rank trực tiếp. Vì thế, nếu bạn làm tốt SEO Onpage, Google
càng hiểu nhiều thứ trên Page, xác suất để được xếp thứ hạng cao càng
lớn.
- SEO Onpage tiếp xúc trực tiếp với người dùng
Đừng bao giờ quên rằng
mục tiêu căn bản của bạn là đem lại nội dung hữu ích cho người dùng và làm họ hài lòng.
SEO Offpage sẽ
đem lại nhiều traffic cho website nhưng lại không giúp tối ưu hóa việc
hiển thị website. Vì vậy, SEO Onpage dường như có thực sự quan trọng.
- Rất nhiều website không làm tốt SEO Onpage
Thực tế cho thấy, đa số website không tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, và
thực hiện SEO Onpage rất kém. Vì vậy, việc chú trọng vào SEO Onpage là
điều vô cùng cần thiết.
- Đôi khi bạn chỉ cần SEO Onpage thôi
Nếu bạn đang sở hữu một website cho mô hình kinh doanh nhỏ lẽ và mong
muốn hướng tới các khách hàng địa phương của mình, thì việc thực hiện
SEO Onpage dường như là tất cả những gì bạn nên làm.
- SEO Offpage luôn thực hiện sau SEO Onpage
Để thực hiện SEO Offpage,
bạn
cần phải có một website đã được tối ưu hóa và trong điều kiện tốt –
những thứ mà chỉ có thể có được sau khi làm tốt SEO Onpage. Vì vậy, SEO Onpage chính là thứ quan trọng đầu tiên khi bạn bắt đầu thực hiện SEO.
Các yếu tố trong SEO Onpage
Thông tin chính xác
Độ chính xác của thông tin trên website là yếu tố thứ 2 có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí top 0.
Google
đánh giá độ chính xác của một website bằng cách so sánh đoạn văn thông
tin trong web với các dữ liệu nó thu thập được tại các trang lớn trên
thế giới.
Nếu thông tin này giống/đồng nghĩa với dữ liệu từ các trang lớn, Google sẽ biết được thông tin ấy là đúng và chính xác.
Nhưng… làm thế nào để Google nhận biết được đó là thông tin mà người dùng cần để hiển thị ở các vị trí top đầu?
Đó chính là lúc bạn cần phải tạo điều kiện cho Google hiểu được rằng đó là đoạn thông tin mà người dùng đang tìm và google nên lấy đoạn thông tin đó.
Chèn từ khóa vào Tiêu đề bài viết
Thẻ tiêu đề (Title) đóng vai trò rất lớn trong việc cập nhật dữ liệu của công cụ tìm kiếm.
Trước
đây, bạn có thể đặt một vài từ khóa vào Title thôi cũng đủ tăng cơ hội
xếp hạng trang của bạn rồi. Tuy nhiên, gã khổng lồ Google đã nắm bắt
được thủ thuật này và tiến hành giảm tầm quan trọng của việc chèn từ
khóa chính xác trong tiêu đề.
Nhưng các nghiên cứu cũng chứng minh: Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu tiêu đề lại giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
Tối ưu URL
Hãy để từ khóa SEO chính của bạn vào URL.
URL
là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Nhưng hãy
nhớ rằng, URL của bạn càng tinh gọn bao nhiêu thì thứ hạng SEO của bạn
càng được ảnh hưởng tích cực bấy nhiêu.
Chèn từ khóa vào các thẻ Heading & Sub-headings
Sử dụng từ khoá trong tiêu đề chính (H1) và tiêu đề phụ(H2, H3,..H6) là một điều rất tốt bởi những lý do sau
Thứ nhất.
Khi bạn sử dụng các từ khoá trong tiêu đề chính và tiêu đề phụ, Google sẽ hiểu rõ hơn về nội dung website
=> Cập nhật và phân loại nội dung đúng theo tìm kiếm của người dùng.
Thứ hai.
Google là fan hâm mộ của sự liên quan.
=> Khi tối ưu các thẻ heading, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể.
Tối ưu hình ảnh
Thẻ “alt” được sử dụng để mô tả hình ảnh. Nếu một thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image. Một
số người cho rằng, thẻ “alt” có thể giúp toàn bộ trang web xếp hạng tốt
hơn vì nó phép công cụ tìm kiếm hiểu về chủ đề của văn bản xung quanh
Hình ảnh.
Viết Meta Description thật hấp dẫn
Meta
Description là đoạn mô tả ngắn mà sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm,
cho phép người dùng biết sơ nội dung trang web của bạn là gì trước khi
nhấp vào.
Đăng tải Nội dung dài
Độ dài của bài viết là một trong những cách nhanh và dễ nhất của google để đánh giá sơ bộ xem bài viết của bạn có chuyên sâu & hướng tới người dùng hay không. Một số liệu chứng minh cho thấy, 1890 chữ sẽ là con số tốt nhất cho độ dài một bài viết. Tại sao lại là 1890 chữ? Jonah Berger chứng minh rằng, những bài viết trên 2000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất (social share), vì có nội dung chuyên sâu hơn, nên thời gian người dùng dành ra để ở lại web và đọc bài viết cũng sẽ lâu hơn. Tất nhiên không thể nói là một bài viết 400 chữ không có khả năng rank cao hơn bài 1890 chữ, mà bài viết hơn 1890 chữ sẽ có lợi thế hơn một chút so với những bài viết ngắn.
Internal Link và Outbound link
Một bài viết được tối ưu hoàn chỉnh khi có sự kết hợp giữa Internal Link và Outbound link.
Internal link giúp việc điều hướng người dùng, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.
Ngoài
ra, nó còn truyền sức mạnh giữa các bài viết với nhau. Cũng như cho
người dùng thêm nhiều thông tin giá trị từ đó cải thiện thứ hạng SEO của
website.
Tốc độ tải trang web
Trong
sứ mệnh làm cho Internet trở nên thân thiện hơn với người dùng, Google
đã đưa tốc độ tải trang web vào một trong các yếu tố trong thuật toán để
xếp hạng website.
Website Thân thiện
Khi xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng gia tăng, Google bắt đầu ưu tiên trải nghiệm người dùng trên điện thoại.
Nghĩa là, phiên bản website trên di động đã trở thành một yếu tố xếp hạng.
Nếu
bạn có xây dựng trang web ở phiên bản di động hoặc sử dụng responsive
theme, thì xin chúc mừng . Bạn đã đi đúng hướng rồi đấy!
Nhất là nếu bạn đang áp dụng các phương pháp Onpage SEO tôi đề cập ở trên, bạn sẽ dần dần tối ưu hóa website của bạn trên thiết bị di động. Đặc biệt là tốc độ tải trang. Tuy nhiên, tôi cũng bổ sung thêm một vài điều dưới đây nữa để đảm bảo rằwebsite bạn hiển thị xuất sắc trên di động.
Khi nói đến tốc độ, thì có AMP là tốt nhất. Thật ra, việc website bạn có AMP sẽ không đảm bảo 100% bạn xếp hạng cao hơn. Nhưng nó giúp bạn có lợi thế hơn so trang web thông thường khác.
Nếu các yếu tố khác đều tốt, AMP có thể giúp bạn đứng đầu kết quả tìm
kiếm trên di động. Kết quả là bạn sẽ nhận được nhiều traffic vào website
hơn.
Loại bỏ hiển thị dạng form đăng kí
Mặc
dù đặt các form đăng kí trên website là cách tuyệt vời để tăng danh
sách người đăng kí nhận mail cho website. Nhưng nó cực kì gây phiền toái
cho người dùng khi họ truy cập vào website bằng điện thoại.
Đó là lý do tại sao Google cho biết sẽ bắt đầu phạt các trang hiển thị form.
Tôi khuyên bạn nên tắt hết chức năng hiển thị form thu thập thông tin khách hàng trên mobile.
Hãy tìm mọi cách để giúp người dùng tương tác dễ dàng nhất
Các nút X để tắt đi các mẫu quảng cáo pop-up không phải là điều gây phiền toán duy nhất. Còn rất nhiều những yếu tố khác.
Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng, và tìm cách giúp họ tương tác dễ nhất trên website.
Ví dụ: đảm bảo các nút hiển thị đủ lớn để click vào.
Tuổi đời
Tuổi
đời (age) của website có thể ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng. Website
lâu đời đã nhận được 1 lượng backlink trỏ về và có sức mạnh nhất định.
Nhưng tôi sẽ không đề cập phần tuổi đời ở đây nữa. Bởi vì nó không phải là thứ bạn có thể tối ưu được.
Điều
tôi muốn nói ở đây đó là Google có một sự ưu tiên không nhỏ cho những
content được update, những content mới. Bởi vì đây là những content cập
nhật thông tin mới nhất.
Vậy bạn có thể làm gì để tới ưu nó?
Làm mới lại nội dung
Bạn
có thể thêm thông tin mới, viết lại phần giới thiệu, thêm phần mới …
bất cứ điều gì làm hợp lý hóa và đổi mới cho nội dung cũ.
Nhưng
hãy nhớ rằng, sự thay đổi này phải tối thiểu 400-500 chữ thì mới được
coi là có thay đổi lớn và Google mới ưu tiên hơn nhé.
Social share
Như
bạn đã biết, google đã xem tín hiệu Chia sẻ mạng xã hội (Social Share)
là một tín hiệu rất tốt trong việc đánh giá một bài viết có chất lượng
hay không.
Một
nghiên cứu của Cognitive SEO vào năm 2016 cho thấy hiện việc chia sẻ trên G+ ảnh hưởng tới thứ hạng mạnh nhất trong các mạng xã hội, tiếp đó là Facebook
Do đó, khi tạo dựng content, hãy cố gắng tạo dựng những content chất
lượng, chi tiết, khuyến khích cho người dùng chia sẻ bài viết của bạn
nhé.
Sử dụng https
Theo thống kê của Ahrefs năm 2016, 80% trang web xếp hạng 1 ở Google hiện tại chưa sử dụng Https.
Nhưng vào 2014, Google đã chính thức công bố Https như một tín hiệu SEO (ranking signal).
Cụ thể, vào hai ngày 18 và 19/8/2017 vừa qua,
Google Webmaster Tools cũng gửi hàng loạt thông báo về các Webmaster bảo rằng nên cài đặt https đối với các trang web chưa cài đặt.
Cũng cùng thời gian ấy đã xảy ra rất nhiều biến động từ khóa.
Tối ưu bài viết
Lúc này, bạn đã tìm hiểu đủ cả 14 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới SEO Onpage thời điểm hiện tại rồi.
Hy vọng rằng checklist này sẽ giúp bạn
tối ưu hóa tất cả các nội dung bạn đăng trên trang web dễ dàng hơn, giúp
bạn đạt được vị trí tốt nhất trên kết quả tìm kiếm.
Chia sẻ bài viết này nếu như bạn thích nó.
Đón xem SEO Onpage Phần 2 chuyên đề LÀM SAO VIẾT NỘI DUNG CHUẨN SEO nhé các bạn!
Bạn đang đọc bài viết "Tất tần tật về SEO Onpage Phần I"
Post a Comment